Không chỉ trong lĩnh vực đua xe go-kart mà trong tất cả các môn thể thao xe hơi tốc độ cao, trang bị an toàn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là sau các tai nạn liên quan đến huyền thoại F1 Ayrton Senna và tay đua NASCAR Dale Earnhardt. Một trong những mặt hàng trang bị bảo vệ hàng đầu cần đề cập là mũ bảo hiểm. Mũ bảo hiểm đua xe go-kart cũng cần tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn để cung cấp cho người chơi một trải nghiệm đua tốc độ thực sự.
Bạn có từng nghe về DOT, SNELL hoặc ECE khi chọn mũ bảo hiểm chưa? Đây là những loại chứng nhận phổ biến trên toàn thế giới cho tất cả các loại mũ bảo hiểm. Ở Hoa Kỳ, các chứng nhận DOT và SNELL là phổ biến nhất. DOT là bắt buộc, trong khi SNELL được cấp bởi một tổ chức phi lợi nhuận. Ở châu Âu, tiêu chuẩn ECE R22.05 phổ biến, được công nhận bởi hơn 50 quốc gia và các tổ chức đua xe lớn trên toàn thế giới. Ngoài ra, còn có các loại chứng nhận khác như SHARP ở Vương quốc Anh và CRASH ở Úc.
DOT viết tắt của Bộ Giao Thông Vận Tải, tuân thủ tiêu chuẩn FMVSS #218 (Tiêu chuẩn An Toàn Phương Tiện Giao Thông Đường Bộ Liên Bang). Tiêu chuẩn này quy định các kiểm tra mà một mũ bảo hiểm phải vượt qua trước khi được phát hành vào thị trường ở Hoa Kỳ. Người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết những mũ bảo hiểm đáp ứng tiêu chuẩn này qua biểu tượng DOT nằm ở phía sau mũ bảo hiểm.
Để đạt được chứng nhận DOT, mũ bảo hiểm phải trải qua các bài kiểm tra và kiểm định nghiêm ngặt. FMVSS 218 thiết lập các tiêu chuẩn trong ba lĩnh vực: hấp thụ va đập thông qua các kiểm tra khả năng chịu va đập, khả năng chống xuyên và hiệu quả hệ thống giữ mũ để ngăn mũ bảo hiểm rơi ra khỏi đầu trong một tai nạn.
Những mũ bảo hiểm tuân thủ tiêu chuẩn DOT phải vượt qua một số bài kiểm tra, bao gồm:
Tuy nhiên, tiêu chuẩn DOT vẫn còn một số điểm yếu. Đầu tiên, tiêu chuẩn này chưa trải qua bất kỳ cập nhật đáng kể nào kể từ năm 1972, có nghĩa là tiêu chuẩn an toàn DOT đã không thay đổi trong gần 50 năm qua. Thứ hai, tiêu chuẩn DOT là một tiêu chuẩn tự quản lý và tự đánh giá, có nghĩa là các nhà sản xuất mũ bảo hiểm thiết lập các kiểm tra của riêng mình (theo tiêu chuẩn DOT), dẫn đến các đánh giá một cách chủ quan. Họ có thể dán nhãn DOT khi họ cảm thấy sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn. Do đó, tất cả các mũ được dán nhãn DOT lý thuyết là tuân thủ tiêu chuẩn cho đến khi Bộ Giao Thông Vận Tải Hoa Kỳ tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên mẫu mũ trên thị trường. Các hình phạt cho những mũ bảo hiểm không tuân thủ có thể lên đến 5000 đô la, nhưng vẫn có thể không đủ so với sự tổn thương cho người dùng (nhưng cũng không thể so sánh với những mũ bảo hiểm mua trên Phố Nguyễn Trãi).
Mặc dù không phổ biến ở Hoa Kỳ, tiêu chuẩn ECE phổ biến hơn trên toàn cầu. ECE viết tắt của Ủy ban Kinh tế cho Châu Âu. Tiêu chuẩn này đã được cập nhật nhiều lần kể từ khi ra đời. Nó được biểu diễn bằng
R22.05 - "05" chỉ số các cập nhật từ năm 2000 cho "Yêu cầu 22" trong danh sách các quy định của Liên minh châu Âu liên quan đến an toàn của phương tiện giao thông.
Tương tự như DOT, ECE thiết lập các tiêu chuẩn mũ bảo hiểm tập trung vào khả năng hấp thụ va đập thay vì khả năng chống va đập. Do đó, một mũ bảo hiểm bị nứt không nhất thiết là "bị lỗi". Nguyên tắc là phân phối lực đến trên bề mặt của mũ bảo hiểm, có thể làm vỡ lớp ngoài trong trường hợp va đập nghiêm trọng, hạn chế truyền lực trực tiếp đến đầu và cổ của người đội mũ.
Những mũ bảo hiểm được chứng nhận ECE sẽ trải qua các kiểm tra cho khả năng chống mài mòn của bề mặt mũ bảo hiểm và độ cứng của mũ bảo hiểm bằng cách đo sự biến dạng của vỏ khi chịu lực 630 Newton.
Bài kiểm tra khả năng chống va đập của nón bảo hiểm.
Một số điểm gắt gao hơn so với chuẩn DOT:
Với những nón bảo hiểm đạt chuẩn, bạn sẽ thấy ký hiệu ECE ở phía sau gáy của nón bảo hiểm (tương tự DOT) kèm theo số hiệu của quốc gia thực hiện bài kiểm tra trên quai đeo nón. Ví dụ: nếu bạn thấy ký hiệu E6 ở quai đeo một chiếc nón, thì có nghĩa là nón này đã được kiểm tra ECE ở Bỉ (Belgium). Mã các quốc gia trên quai đeo nón chuẩn ECE: E1 (Đức), E2 (Pháp), E3 (Ý), E4 (Hà Lan), E11 (Anh).
Không giống như chuẩn DOT, hệ thống ECE yêu cầu lấy mẫu theo lô khi bắt đầu sản xuất, gửi tối đa 50 nón bảo hiểm/kính che mặt cho phòng thí nghiệm được chỉ định để kiểm soát chất lượng ngay trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, kẽ hở của tiêu chuẩn này nằm ở việc các bài kiểm tra chỉ được thực hiện ở một vị trí cố định trên thân nón, và vị trí kiểm tra đó chưa bao giờ thay đổi. Do đó nhà sản xuất có thể lựa chọn gia cố vị trí bị kiểm tra và vượt qua bài kiểm tra một cách dễ dàng.
Không giống như ECE và DOT là các cơ quan chính phủ cấp các chứng chỉ an toàn cho nón bảo hiểm, Snell Memorial Foundation là một tổ chức phi lợi nhuận tư nhân được thành lập vào năm 1957 nhằm đưa ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về nón bảo hiểm trong thi đấu tốc độ, được Daniel Junior Thomas thành lập năm 1957 sau cái chết của bạn ông - Tay đua William Pete Snell trong 1 cú lật xe vì thời đó người ta còn đội nón bảo hiểm da.
Hiện trường vụ tai nạn của tay đua William Pete Snell năm 1956.
Mỗi 5 năm thì SNELL sẽ có 1 tiêu chuẩn mới, hiện tại đang là M2015. Tiêu chuẩn SNELL được coi là một trong những tiêu chuẩn khắt khe nhất đối với nón bảo hiểm xe động cơ lẫn xe đạp cũng như đối với các thiết bị bảo hộ khác. Tổ chức vẫn duy trì chất lượng nghiêm ngặt này như những ngày đầu và tự khẳng định mình là “bộ tiêu chuẩn an toàn cao nhất dành cho nón bảo hiểm”.
Nón bảo hiểm chuẩn SNELL sẽ kiểm định qua 5 bài kiểm tra 5 góc độ khác nhau, bao gồm: thả rơi từ nhiều độ cao khác nhau, khả năng sử dụng tại các dải nhiệt độ khác nhau, kiểm tra phần cằm và chóp che nắng, đốt nón để kiểm chứng tính kháng lửa và cuối cùng là bắn 3 phát đạn chì đối với phần kính chắn. Các bài kiểm tra chuẩn SNELL được khẳng định có độ khó bằng hoặc hơn các bài kiểm tra tương tự của DOT. Do đó, một nón bảo hiểm đạt chuẩn SNELL thì chắc chắn sẽ đạt chuẩn DOT, tuy nhiên nón đạt chuẩn DOT chưa chắc đã đạt chuẩn SNELL.
Bài kiểm tra bắn đạn chì trực tiếp 3 phát vào kính chắn của nón để kiểm tra độ chắc chắc theo tiêu chuẩn SNELL.
Khác với quy trình giám định và các cấp độ tiêu chuẩn an toàn của DOT, đối với SNELL, nhà sản xuất phải đăng ký kiểm tra cho mẫu nón bảo hiểm của họ, sau khi gửi mẫu kiểm tra và được cấp chứng chỉ tiêu chuẩn an toàn từ SNELL thì mẫu nón bảo hiểm mới chính thức được mang ký hiệu SNELL.
Mong bài viết tổng hợp này đã cung cấp cho bạn kiến thức về các tiêu chuẩn dành cho nón bảo hiểm. Bạn có thể áp dụng để lựa chọn cho mình một chiếc nón bảo hiểm an toàn, chất lượng trong bất kỳ bộ môn thể thao tốc độ nào, hoặc thậm chí là sử dụng khi đi mô tô hằng ngày. Tại Mỹ thì SNELL được biết đến như “siêu sao” của “helmet biz”. Mặc dù là tiêu chuẩn đăng ký thêm nhưng các nhà sản xuất luôn cố gắng kiểm định theo tiêu chuẩn SNELL để chứng minh nón của họ là tốt nhất. Do đó, khi chọn mua một chiếc nón bảo hiểm go-kart chuẩn có chứng nhận đến từ SNELL bạn hoàn toàn có thể yên tâm rồi đấy!